MỰC IN CỦA MÁY IN BROTHER GT361
Only 1 Printing tự hào mang tới cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất, an toàn nhất nhờ vào công nghệ in phun trực tiếp và sử dụng mực in chính hãng của Brother.
Cùng Only 1 Printing tìm hiểu về các loại mực in trên vải hiện nay và mực in chính hãng Brother nhé!
1. MỰC IN (INK)
Mực in là hệ phân tán gồm chất tạo màu (chất phân tán) đóng vai trò tạo màu cho mực in và các chất dầu liên kết (môi trường phân tán) cho mực in có những đặc tính in cần thiết. Ngoài ta trong mực in còn có những chất phụ gia điều chỉnh những tính chất khác cho mực in như độ nhớt, độ dính, tốc độ khô, …
1.1. Chất tạo màu (chất phân tán)
Chất tạo màu có thể là:
- Pigment: Là những chất màu (trắng, đen, các màu khác, …) có kích thước rất nhỏ không tan trong nước và trong những dung môi thông thường. Pigment được sử dụng làm chất tạo màu chính cho mực in. Pigment gồm 2 loại chính: hữu cơ và vô cơ. Pigment hữu cơ thường dùng điều chế các mực in màu. Pigment vô cơ (bột nhôm, đồng, oxit kẽm, …) thường dùng điều chế các mực in công nghệ ép nhũ nóng.
- Bột màu: Tan trong môi trường nước.
- Lắc màu: Không tan trong nước và được điều chế từ các chất bột màu qua các phản ứng hóa học.
1.2. Dầu liên kết
Là các dung dịch được tạo thành từ nhựa hòa tan trong dầu hoặc các dung môi hữu cơ. Chất dầu liên kết là pha lỏng của mực in. Nó đảm bảo cho mực có các tính chất in (chảy, kết dính); khả năng tạo lớp màng mực mỏng lên khuôn in; và khả năng bám chắc mực in trên bề mặt vật liệu in. Việc tạo ra các loại mực in khác nhau phụ thuộc và các phương pháp in khác nhau (mực in khác nhau phụ thuộc vào thành phần của dầu liên kết mà không phải thành phần của chất tạo màu).
2. PHÂN LOẠI MỰC IN
Theo SGIA (một Hiệp hội thương mại cung cấp hơn 14000 ngàn chuyên gia về hình ảnh và in ấn), một số loại mực được sử dụng in ấn trên vải phổ biến bao gồm: mực chuyển nhiệt (Dye sublimation/Disperse), mực hoạt tính (Reactive dye), mực axit (Acid), mực Pigment (Water-based pigment).
Thị phần các loại mực
2.1. Mực chuyển nhiệt (Disperse/Dye sublimation)
Mực chuyển nhiệt chỉ có thể in trên các loại vải có nguồn gốc là xơ nhân tạo như Polyester hay Acetate. Sau khi in sản phẩm in sẽ được gia nhiệt để làm khô mực.
Mực chuyển nhiệt được ứng dụng in trên một số loại vải đặc thù như bọc ghế xe hơi, bọc bàn ghế, rèm cửa, thảm, …
Cơ chế cố định mực chuyển nhiệt trên bề mặt vải
2.2. Mực axit (Acid)
Mực axit để dành riêng cho việc in ấn các loại vải có cấu trúc là protein như lụa, tơ tằm, da hay len, …
Cơ chế cố định mực Axit trên bề mặt vải
2.3. Mực hoạt tính (Reactive dye)
Mực hoạt tính chuyên dùng cho các loại vải có nguồn gốc là sợi tự nhiên như Cotton, Linen, Rayon, Silk, …
Cơ chế cố định mực hoạt tính trên bề mặt vải
2.4. Mực Pigment (Water-based Pigment)
Mực Pigment được dùng cho hầu hết các loại chất liệu vải.
Cơ chế cố định mực Pigment trên bề mặt vải
Brother GT361 sử dụng mực Pigment với hệ màu CMYK và mực trắng.
Mực in chính hãng Brother
Khi in mực Pigment không thấm vào sợi vải mà các hạt mực chỉ nằm trải trên bề mặt và khi ánh sáng chiếu đến bề mặt các hạt mực, ánh sáng bị phân tán ra thành nhiều tia sáng khiến màu sắc của mực trông kém tươi nhưng cũng vì điều này mà mực Pigment có xu hướng giữ được màu sắc ổn định và khả năng chống phai màu dưới ảnh hưởng từ bên ngoài lên đến 200 năm do ánh sáng không thể chiếu đến toàn bộ các mặt của hạt mực như dòng mực nhuộm khác.
Theo như những gì chúng ta đã nhắc đến trước đó thì trong mực bao gồm chất mang màu (Pigment) với kích thước nanomet, dung môi (Carrier fluid) và các hợp chất khác. Khi in trên vải là một lớp các hạt mực, bao bọc bên ngoài là dung môi. Khi ta ép nhiệt để đông rắn và cố định mực trên bề mặt vải thì dung môi sẽ sôi và bốc hơi để các hạt pigment liên kết cơ học với lớp chất tiền xử lý. Sau khi ép với thời gian đủ, lớp mực này sẽ nguội và tạo thành hình in như ta mong muốn trên sản phẩm.
Dung môi (Carrier fluid) và chất giữ ẩm là những bổ sung quan trọng cho cấu trúc mực. Mục đích của các đồng dung môi là để cho phép các thành phần khác được hòa tan trong dung môi tốt hơn và làm tác nhân cho quá trình chảy tạo màng của chất kết dính. Các chất giữ ẩm được thêm vào để ngăn mực khô trong đầu phun của máy in ở cả trạng thái hoạt động và không hoạt động.
Mực Pigment có thể in được trên tất cả các loại vải nhưng nó phù hợp nhất cho các sản phẩm in là vải Cotton hoặc Linen theo nghiên cứu của SGIA.
Tương thích giữa các loại mực và chất liệu vải
Brother GT361 chỉ sử dụng mực in chính hãng đến từ Nhật Bản và không sử dụng bất kì loại mực tương thích hay thay thế nào. Trên thị trường có rất nhiều các loại mực không chính hãng hoặc làm giả, giá thành rẻ hơn rất nhiều nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho máy in và ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Sử dụng mực in chính hãng luôn là lựa chọn tốt nhất vì:
- Dùng mực in chính hãng dù giá thành cao hơn nhưng cho ra sản phẩm in tốt hơn, màu sắc tươi hơn và độ bền cao hơn.
- Mực in chính hãng giúp tương thích giữa máy và mực tốt nhất, vận hành máy in trơn tru, ít phải thay thế, bảo trì máy in một cách dễ dàng.
- Mực in chính hãng an toàn, không độc hại và thân thiện với môi trường.
Qua những chia sẻ trên, có lẽ các bạn cũng đã hiểu thêm về một số loại mực dùng trong in ấn trên vải và lợi ích khi dùng mực in chính hãng. Hi vọng với những lợi ích như vậy thì các bạn sẽ cảm thấy xứng đáng khi tin dùng sản phẩm và sử dụng dịch vụ của Only 1 Printing!
Tham khảo:
https://mimaki.com/supply/ink/
https://www.slideshare.net/PrintechVietnam/mc-dng-trong-in-vi
Internet và một số tài liệu khác.